Trong lúc nghỉ ngơi bên bàn nước đơn sơ, đợi mẻ trà mới, cụ bà Tân Cương (Thái Nguyên) đùa như vậy, lúc này bà đùa, nhưng từ câu chuyện thật đã mấy chục năm trôi qua, khi bà còn trẻ, khi người Tân Cương vẫn còn sao trà bằng chảo.
Chẳng biết ông mắc lỗi gì với bà, bà nổi đoá, đang lúc sao trà, bà dậm củi nhiệt liệt, ngọn lửa bùng to, đáy chảo bỏng rát, cụ bà trong cơn nóng giận, tay nhanh như máy, cái nóng, cái ngột ngạt từ chảo trà ko thể che đi sự tức giận, bà làm nhanh, làm mạnh, “tao làm cho xong rồi đéo làm nữa cho sáng cái mắt ra”.
Tôi đã sao trà bằng chảo gang rất rất nhiều lần, từ khi chập chững vào nghề, tôi tiếp cận từ cách thức thô sơ nhất, để hiểu phương pháp xưa cũ đã hình thành ra sao.
Sao trà bằng chảo là công việc khó nhọc, ngọn lửa bên dưới cùng hơi trà bốc lên khiến người làm rơi vào tình trạng thiếu oxy, chảo rất nóng, sơ xuất là bỏng tay, không nhanh và đều tay lại hỏng trà, cái nóng khủng khiếp từ đáy nồi đủ sức khiến người làm rát mặt dù sau lưng là cái rét cắt da của những ngày lạnh nhất trên đỉnh Tà Xùa (Sơn La) khiến dọc sống lưng vẫn lạnh buốt, chứ chưa nói cái lạnh vùng Tân Cương còn yếu ớt lắm.
Bởi vậy, ít ai đủ sức để sao trà trên chảo với ngọn lửa có thể tạo ra mức nhiệt (ở mặt chảo) vào khoảng 200-300°C, chỉ có đàn ông với sức dài vai rộng mới đảm đương nổi những mẻ trà này.
Cơn tức giận khiến bà đủ khả năng chịu đựng cái nóng khủng khiếp, giúp bà khiển hoạt đôi tay vốn chưa bao giờ đảo trà nhanh được thế, những yếu tố khách quan, sự giận giữ đã vô tình giúp chảo đủ nhiệt, người đủ sức chịu đựng, bàn tay đủ nhanh để trà không hỏng.
Vậy đấy, đời làm trà đôi khi cũng cần một cơn nóng giận !
– Bắc Đỗ, chuyện nhặt bên bàn trà.