Văn hóa- 25/02/2023 - 5 phút đọc

Không có Robert Fortune, người Anh không có trà.

Vào giữa thế kỷ 19, Anh là một đế quốc kiểm soát khoảng 1/5 diện tích đất trên thế giới. Nhưng điểm yếu chí mạng của đất nước này lại liên quan tới một chiếc lá nhỏ đang trở thành thức uống phổ biến nhất và mang lại giá trị thương mại cao: Trà. Mà lúc này, tất cả trà trên thế giới đều bắt nguồn từ Trung Quốc và người Anh không thể kiểm soát được chất lượng cũng như giá cả của mặt hàng này. Bởi vậy, họ đã nỗ lực kiểm soát thị trường trà bằng cách đưa Robert Fortune – một nhà thực vật học người Scotland, sang cái nôi của trà để tuồn ra khỏi Trung Quốc giống cây và bí quyết sản xuất chè nhằm xây dựng trên mảnh đất mà họ kiểm soát: Ấn Độ.

Robert Fortune là một nhà thực vật học người Scotland ở thế kỷ 19, người đã giúp Công ty Thương mại Đông Ấn đánh cắp bí mật sản xuất trà từ Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

Trước Fortune, Anh giao thương với Trung Quốc bằng cách gửi thuốc phiện để đổi lấy trà. Nhưng “Hoàng đế Trung Hoa đã tịch thu và tiêu hủy tất cả bởi nó khiến cho cả quốc gia nghiện ngập”. Cuộc chiến nha phiến xảy ra khiến nước Anh nhận ra họ không thể đối phó với người Trung Quốc để có trà mà họ phải tự sở hữu.

Robert Fortune lớn lên trong nghèo khó nhưng yêu thích thiên nhiên từ nhỏ, ông không chỉ là người thông thạo về lý thuyết mà còn rất rõ thực vật trong tự nhiên. Vào khoảng năm 1845, khi mới ngoài 30 tuổi, Robert đã thực hiện một chuyến đi kéo dài hai năm đến Trung Quốc để tìm kiếm và khám phá mảnh đất Trung Hoa. Trong nhật ký hành trình khám phá của mình, ông đã ghi lại tất cả các sự kiện: khi bị hải tặc tấn công, cướp đường, bệnh tật, bão tố. Cuốn hồi ký này đã thu hút sự chú ý của toàn xã hội Victoria thời ấy. Nhờ vậy, Robert đã được công ty thương mai Đông Ấn (một trong những tập đoàn đa quốc gia quan trọng nhất trên thế giới) tuyển dụng để ông quay lại Trung Quốc với mục đích tuồn bí mật về trà ra ngoài.

 

Hình minh họa từ một cuốn sách xuất bản năm 1851 mô tả việc trồng chè ở Trung Quốc. Vào giữa thế kỷ 19, Trung Quốc kiểm soát sản xuất chè của thế giới. Điều đó sớm thay đổi nhờ một nhà thực vật học có thiên hướng làm gián điệp.

Rose giải thích: “Họ muốn có nguồn trà thực sự tốt từ những khu vườn tốt nhất ở Trung Quốc, và họ cũng cần các chuyên gia. Họ cần người Trung Quốc đến Ấn Độ để dạy cho những người trồng trọt ở Anh, cũng như những người làm vườn ở Ấn Độ”.

Sách:
Nước Anh đã đánh cắp thức uống yêu thích của thế giới và thay đổi lịch sử như thế nào
bởi Sarah Rose

Vận may đã thành công. Robert đã xoay sở để đưa hạt giống từ Trung Quốc đến Ấn Độ, và tác động đến việc buôn bán thương mại trà. Trong thời gian ông còn sống, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước trồng chè lớn nhất thế giới. Và phải mất hơn 100 năm, người Trung Quốc mới trở lại vị thế của mình trên thị trường thương mại chè quốc tế càng ngày càng khốc liệt.

“Tôi nghĩ ông ấy nghĩ mình là một chuyên gia về Trung Quốc và là một người làm vườn,” Rose nói. “Ông ấy không thấy mình ăn cắp thứ gì đó không thuộc về mình bởi suy nghĩ thực vật thuộc về mọi người.”

– lược dịch từ: npr.

Lê Ngọc Linh
25/02/2023 - 12:25