Văn hóa- 08/03/2023 - 10 phút đọc

Văn hoá trà Trung Quốc lan toả cùng giới trẻ đến khắp thế giới

Zheng Funian thị phạm cách làm trà tước thiệt cho trẻ em. Ảnh: Tân Hoa Xã.

 

Nghiền lá trà, sàng bột trà, thêm nước nóng, và khuấy đều bằng cây đong cho đến khi có bọt đặc. … Một buổi tiệc trà đặc biệt đã được tổ chức tại Bảo tàng Trà  triều đại Đường ở huyện Trường Hưng, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc.

Bằng việc khôi phục lại nghi lễ cổ xưa này, Zheng Funian, người đại diện di sản vô hình quốc gia của kỹ thuật làm trà Tước Thiệt cùng với các đệ tử của mình, đã đón nhận buổi công nhận bởi UNESCO kỹ thuật này là di sản vô hình của thế giới vào cuối năm 2022.

“Hơn một ngàn năm trước, tổ tiên chúng ta đã vẽ hoặc viết lên bọt trà, cách làm ấy thậm chí còn tinh xảo hơn nghệ thuật latte hiện nay”, Zheng nói, quá trình chế biến trà đã tồn tại từ thời Đường (618-907).

Trà đầu tiên được khám phá và sử dụng bởi người Trung Quốc từ thời cổ đại, văn hoá làm và uống Trà của Trung Quốc hiện nay đang phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và càng ngày càng lan rộng hơn nữa.

Cây trà Long Tỉnh tại quận Tây Hồ, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

 

DI SẢN HÀNG NGHÌN NĂM

Làng Manjuelong ở thành phố Hàng Châu là một trong những khu vực sản xuất trà Long Tỉnh nổi tiếng của Trung Quốc. Từ việc thu hái cho đến rang lá trà, người làm trà đã làm bằng tay trong nhiều năm. Người làm trà Long Tỉnh phải điều chỉnh thời gian và kỹ thuật rang tùy thuộc vào độ ẩm và chất lượng của lá trà, khiến nó luôn có hương vị đặc biệt. “Chúng tôi phải làm việc với cái nồi nóng 200 độ C mỗi ngày”, Tạng nói thêm rằng rang trà là “một công việc đúng nghĩa là nặng nhọc.” Khi nhiều người rời các làng trà để về thành phố lớn và trà chế biến bằng máy được bán rẻ hơn, kỹ năng làm trà bằng tay đã từng đứng trước nguy cơ bị mất đi.

Tuy nhiên, người làm trà đã nghĩ ra nhiều cách để truyền bá việc này cho các thế hệ sau. Năm nay, tại khu vực sản xuất trà Long Tỉnh, một khóa học về kỹ thuật làm trà thủ công đã thu hút hơn 200 người tham gia, đa phần là giới trẻ. Fu Bo là một trong số đó. “Trà làm bằng tay có hương vị thơm ngon hơn so với trà rang máy. Mỗi nhà làm trà sẽ tạo ra một hương vị riêng, đó là sức hút của trà Trung Quốc,” Fu nói. Anh đã lớn lên trong vườn trà, nhưng thông qua khóa học, anh mới hiểu được bản chất của văn hóa trà. Fu cho biết trà đã trở thành một chủ đề phổ biến trong giới trẻ, và học cách rang trà bằng tay đã trở thành một xu hướng mới trong thế hệ người làm trà trẻ. Tại làng Núi Văn Giáp, một khu vực sản xuất trà Long Tỉnh khác, Sun Bin, trưởng làng, đã khai giảng các khóa học về pha trà, xử lý trà và các kỹ năng liên quan khác.

“Khoảng 50 thanh niên đã đến tham gia các khóa học của chúng tôi, trong đó người trẻ nhất sinh năm 2013”. Sun cảm thấy nhẹ nhõm vì có nhiều người trẻ sẵn sàng học hỏi kỹ thuật sản xuất trà truyền thống.

Một người trẻ quảng cá và bán trà bằng cách live stream trên nền tảng xã hội mới tại Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.

 

SỰ TÁI SINH CỦA LÁ TRÀ PHƯƠNG ĐÔNG

Sự tham gia của thế hệ trẻ đã mang lại “làn gió mới” cho ngành công nghiệp trà Trung Quốc. Một cửa hàng trà Trung Quốc mới có tên là “Trà của Lục Vũ” đã trở thành cơn sốt với giới trẻ tại thành phố Hàng Châu. “Giới trẻ ở Trung Quốc có thể quen thuộc với Starbucks, nhưng rất ít người biết về Lục Vũ” Liu Yanli, quản lý thương hiệu, nói. Liu nói rằng họ đã mở cửa hàng trà không chỉ để bán các loại trà Trung Quốc mà còn thu hút nhiều người học hỏi về văn hóa trà truyền thống hơn. Họ sử dụng lá trà địa phương làm nền tảng, pha trà với sữa tươi và các loại trái cây như lê và đào để tạo ra các đồ uống trà mới, có thể “được chấp nhận tốt hơn bởi người tiêu dùng trẻ”. Dữ liệu được công bố bởi nền tảng thương mại điện tử Meituan của Trung Quốc cho thấy vào năm 2021, khối lượng thị trường đồ uống trà tại Trung Quốc là 10,9 lần so với cà phê, và những người sinh sau năm 1995 đã trở thành lực lượng chính trong tiêu thụ đồ uống trà. Trà không chỉ là đồ uống hàng ngày được chào đón bởi nhiều người trẻ, mà còn đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống xã hội của họ.

Yin Junfeng, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Trà thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết: “Khi hiểu biết của con người về văn hóa trà sâu hơn, nhiều văn hóa truyền thống sẽ trở thành những xu hướng mới, và văn hóa trà của Trung Quốc sẽ tích hợp thêm nhiều yếu tố mới”.

Thị trấn Phục Thành Hương tại thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, là khu vực xuất khẩu trà quan trọng. Các nhà máy trà xuất khẩu hàng trăm tấn bán thành phẩm của trà matcha sang Nhật Bản mỗi năm. Với ước mơ “tạo ra loại matcha Trung Quốc hàng đầu”, những người làm trà ở Thiệu Hưng đã xây dựng hơn 400 hecta vườn trà hữu cơ và đạt được chứng nhận quốc tế, biến họ trở thành một trong những nhà sản xuất matcha chất lượng hàng đầu tại Trung Quốc. “Trong những năm đầu, chúng tôi xuất khẩu trà và sản phẩm nửa thành phẩm kém chất lượng, vì vậy lợi nhuận thấp,”, cô Lương, nhân viên bán hàng tại công ty trà Phúc Thành nói. Bây giờ, khi chất lượng trà được nâng cao và các khâu sản xuất được cải thiện, công ty xuất khẩu matcha sang cả các thị trường như EU, Hoa Kỳ, Canada, Úc và Ả Rập Xê Út hàng năm. Năm 2021, công ty xuất khẩu gần 200 tấn matcha hữu cơ, trị giá 2,5 triệu đô la Mỹ, và giá trung bình là cao hơn năm lần so với trà xanh xuất khẩu thông thường. “Các loại thức uống trà mới là một lực lượng quan trọng trong việc quảng bá trà Trung Quốc ra thế giới. Tại các thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, các thức uống được làm từ trà Trung Quốc bán chạy như tôm tươi,” nói Liu Zhirong, chủ tịch của công ty trà Phúc Thành nói.

Vườn trà Long Tỉnh ở quận Tây Hồ, Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

 

Theo Wang Yuefei, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trà Đại học Chính Tân, tỉnh Chỉnh Tân, trà là mặt hàng có tiềm năng lớn cho xuất khẩu. “Với các kỹ thuật chế biến trà truyền thống của Trung Quốc được ghi vào danh sách di sản vô hình của UNESCO và các loại đồ uống trà mới trở nên phổ biến ở nước ngoài, bạn bè quốc tế sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa trà Trung Quốc,” Wang nói.

Lê Ngọc Linh
08/03/2023 - 5:50