(đọc thêm P1)
Trà trở nên phổ biến
Hồ sơ đầu tiên về trà ở Anh có thể được tìm thấy trong danh sách mua sắm được viết vào năm 1644 bởi một người đàn ông ở Leeds, yêu cầu một chai từ nhà bào chế thuốc địa phương của anh ta. Lần đầu tiên nó được nhắc đến công khai ở Anh với quảng cáo trên báo vào năm 1658 có tên là “đồ uống Trung Quốc” tại quán cà phê. Chính cuộc hôn nhân của Charles II và Catherine of Braganza đã là bước ngoặt trong lịch sử trà ở Anh.
Là một người nghiện trà, và chính tình yêu của cô ấy với thức uống này đã khiến trà trở thành thức uống thời thượng đầu tiên trong triều đình, và sau đó là trong toàn bộ tầng lớp giàu có. Tận dụng điều này, Công ty Đông Ấn bắt đầu nhập khẩu trà vào Anh: đơn hàng đầu tiên được đặt vào năm 1664 – 100 lbs trà Trung Quốc được vận chuyển từ Java. Trong suốt phần còn lại của thế kỷ 17, nam giới thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu sẽ nhâm nhi trà tại các quán cà phê trong khi phụ nữ uống trà tại nhà. Nhưng sau đó, việc đánh thuế trừng phạt nặng nề đã khiến giá trà bị tăng cao vào đầu thế kỷ 18 đến còn rất rất ít người mua.
Loại thuế đầu tiên đánh vào trà nguyên lá, được đưa ra vào năm 1689, cao đến 25p tính theo bảng Anh. Nó đã giảm xuống còn 5p một bảng Anh vào năm 1692, và mãi đến năm 1964, thuế trà cuối cùng được bãi bỏ. Với thuế suất tăng chóng mặt lên tới 100% hoặc hơn, giá trà tăng gấp đôi, nhưng cơn khát thứ đồ uống thơm ngon của người Anh lại tăng cao từng chút một. Kết quả là, tội phạm có tổ chức bắt đầu gia tăng, các băng đảng buôn lậu hàng triệu pound trà cho công chúng, nhét chất độn vào các viên gạch trên đường đi để thổi phồng lợi nhuận của chúng. Phương pháp của họ có thể sai, nhưng đã được ủng hộ bởi hàng triệu người uống trà ở Anh, những người sẽ không thể mua được đồ uống yêu thích với giá rẻ. Khởi đầu là một hoạt động buôn bán bất hợp pháp trong thời gian ngắn, bán vài cân trà cho các mối quan hệ cá nhân, đến cuối thế kỷ 18 đã phát triển thành một mạng lưới tội phạm có tổ chức đáng kinh ngạc, nhập khẩu tới 7 triệu cân Anh hàng năm, so với mức nhập khẩu hợp pháp là 5 triệu cân Anh. Trà nhập lậu không được kiểm soát chất lượng thông qua hải quan và thuế tiêu thụ đặc biệt, bởi vậy, vì lợi nhuận, lá của các loại cây khác, hoặc lá đã được ủ và sau đó sấy khô, được trộn vào cùng với lá trà. Đôi khi phân cừu đến đồng cacbonat độc hại cũng được thêm vào để khiến nó trông giống trà hơn.
Ở Mỹ, những kẻ buôn lậu đáng chú ý bao gồm John Hancock và Samuel Adams, và vào năm 1765, những đứa con của Tự do đã tổ chức Tiệc trà Boston, trong đó họ ăn mặc như người Mỹ bản địa và đổ hơn 300 rương đầy trà xuống Cảng Boston như một hình thức phản đối đánh thuế. Đến năm 1784, chính phủ nhận ra việc đánh thuế nặng nề đang tạo ra nhiều vấn đề hơn trong xã hội, thủ tướng William Pitt the Younger, đã cắt giảm thuế từ 119% xuống 12,5%. Đột nhiên, trà hợp pháp có giá cả phải chăng, và nạn buôn lậu gần như dừng lại chỉ sau một đêm.
Một động lực lớn khác cho việc uống trà là do Công ty Đông Ấn Độ độc quyền thương mại với Trung Quốc chấm dứt vào năm 1834. Trước thời điểm đó, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu phần lớn trà nhập khẩu vào Anh, nhưng vì lợi ích độc quyền đã kích thích Công ty Đông Ấn xem xét việc trồng cây ở Ấn Độ. Điều này dẫn đến sản lượng tại Ấn Độ ngày càng nhiều, nhất là ở Assam. Có một số khởi đầu sai lầm, bao gồm cả việc gia súc phá hủy một trong những vườn ươm sớm nhất, nhưng đến năm 1839, sản lượng được trồng với ‘chất lượng có thể bán được’ đủ cho cuộc đấu giá trà Assam đầu tiên ở Anh. Năm 1858, chính phủ Anh tiếp quản quyền kiểm soát trực tiếp Ấn Độ từ Công ty Đông Ấn, và đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy ngành trà và việc trồng trọt đã tăng lên, lan rộng ra các vùng bên ngoài Assam. Đến năm 1888, lần đầu tiên nhập khẩu trà của Anh từ Ấn Độ lớn hơn nhập khẩu từ Trung Quốc.
Sự kết thúc độc quyền thương mại của Công ty Đông Ấn với Trung Quốc cũng dẫn đến một kết quả khác, kịch tính hơn mặc dù ít quan trọng hơn về lâu dài: mở ra kỷ nguyên của những người buôn bán trà. Mặc dù Công ty đã độc quyền thương mại, nhưng sau năm 1834, việc buôn bán Thermopylaetea (một loại tàu biển) đã trở thành cơ hội tất cả mọi người. Các thương nhân và thuyền trưởng với những con tàu của riêng họ đua nhau mang trà về nhà và kiếm nhiều tiền nhất. Đặc biệt là có sự cạnh tranh giữa các thương nhân Anh và Mỹ, dẫn đến các cuộc đua nổi tiếng của thập niên 1860.
Vào năm 1851, khi hầu như tất cả trà ở Anh đều đến từ Trung Quốc, mức tiêu thụ hàng năm trên đầu người là dưới 2 lbs. Thì đến những năm 1900, hàng nhập khẩu rẻ hơn từ Ấn Độ và Sri Lanka (khi đó được gọi là Ceylon), một thuộc địa khác của Anh, con số này đã tăng vọt lên hơn 6 lbs/người. Trà đã trở thành một phần không thể thay thế trong lối sống của người Anh. Điều này đã được chính thức công nhận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi chính phủ tiếp quản việc nhập khẩu trà vào Anh để đảm bảo rằng loại đồ uống nâng cao tinh thần thiết yếu này tiếp tục được cung cấp với giá cả phải chăng. Chính phủ nắm quyền kiểm soát một lần nữa trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và trà được phân phối từ năm 1940 đến năm 1952. Năm 1952 cũng chứng kiến việc tái lập Đấu giá trà Luân Đôn, một cuộc đấu giá thường xuyên diễn ra từ năm 1706.
Trà đá và trà túi lọc
Trà đá bắt nguồn từ Hội chợ Thế giới năm 1904 ở St. Louis, Missouri. Một thương nhân trà từ nước ngoài đã có ý định cung cấp cho du khách các mẫu trà nóng miễn phí. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng bất thường nên không gây ảnh hưởng lớn. Để thúc đẩy doanh số bán hàng, anh ấy đã hỏi một người bán kem gần đó cho một ít đá và anh ấy đổ đá vào trà đã pha. Do đó, truyền thống trà đá của Mỹ đã ra đời. Ngày nay, trà đá chiếm khoảng 80% tổng doanh số bán trà trên thị trường Hoa Kỳ.
Những túi trà ban đầu được làm thủ công, khâu tay bằng vải lụa hoặc túi lụa. Bằng sáng chế cho túi trà đã có từ năm 1903. Tuy nhiên, Thomas Sullivan, một thương gia trà từ New York, thường được cho là người đã tạo ra khái niệm túi trà thương mại đầu tiên.
Những tiến bộ trong nghiên cứu y học thế kỷ 20 và 21 đã mang lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về lợi ích của trà đối với cơ thể và tâm trí, và những phát hiện mới được công bố thường xuyên. Từ các đặc tính chống viêm, chống vi khuẩn và chống oxy hóa của trà và trà thảo mộc đóng vai trò trong việc điều trị các vấn đề cụ thể thông qua việc uống. Nghiên cứu mới cho rằng một hoặc hai tách trà hàng ngày có thể giúp ta cải thiện các vấn đề về sức khoẻ.
Từ những bình trà English Breakfast cổ điển, những bát Matcha truyền thống hay trà ô long, thảo mộc dịu nhẹ, một tách trà phù hợp có thể tiếp thêm năng lượng cho chúng ta trong ngày, nhẹ nhàng thư giãn hoặc thậm chí giúp chữa lành, đẩy lui bệnh tật.
Từng là một loại đồ uống tình cờ được pha trong một làn gió nhẹ, giờ đây trà là một loại thuốc bổ vạn năng giúp xoa dịu tâm hồn và chữa lành cơ thể theo những cách mà chúng ta mới bắt đầu nhận ra đầy đủ.
Tất cả bắt đầu chỉ với một cốc trà.