Uống trà, thưởng thức trà là một hoạt động mang tính thiền định, là hành động mà bạn có thể dành cho nó hàng giờ đồng hồ một cách nhẹ nhàng chỉ bằng cách để trà gặp nước, hết lần này tới lần khác và đo lường nó một cách cẩn thận.
Nếu bạn đã từng say mê thưởng thức trà, thì phần cuối cùng thường là trà Phổ Nhĩ (Pu’er), một đặc sản của vùng phía nam tỉnh Vân Nam. Đây là loại trà được trực tiếp một nghệ nhân nổi tiếng tại Trung Quốc chế biến, có giá hơn chục nghìn USD cho một bánh trà 357gr. Giống như rượu whisky, đó là về tuổi của trà. Mới đây, một chiếc bánh trà Phổ Nhĩ 80 tuổi được bán với giá 1,8 triệu RMB (270.000 USD).
Nếu bạn đã thưởng thức trà Phổ Nhĩ, bạn có thể nhận ra nó có vị của đất, màu sắc sẫm hơn trà đen, nhưng hương vị lại khá phức tạp, êm dịu, mượt mà, có hương trái cây và hoa tuỳ từng loại.
Vào những năm 1970, khi Trung Quốc mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài và bắt đầu thúc đẩy thị trường xuất khẩu của mình dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, một vài hiệp hội người làm trà được thành lập ở Vân Nam để thương mại, giúp người quốc tế dễ dàng tiếp cận với trà Trung Quốc hơn. Do quá trình lên men lâu dài, mọi vị đắng đã không còn, bạn có thể thưởng thức được một ly trà ngon ngay từ nước đầu tiên. Trà Phổ Nhĩ yêu cầu chất lượng của lá trà không quá cao, nên trà Phổ Nhĩ có thể làm từ vụ thu hoặc vụ đông, thậm chí bằng cách sử dụng các cây có tuổi nhỏ hơn.
Một thế giới khác của trà Pu’er vẫn tồn tại bằng cách sử dụng phương pháp truyền thống, không có quá trình lên men lâu dài, chuyên dụng. Kết quả là một loại trà có lẽ hơi đắng với lần rót đầu tiên. Nhưng khi bạn uống qua các lần rót, nó sẽ mở ra những nốt hương nhẹ nhàng của mật ong, trái cây và hương hoa.
Đối với loại trà này, bạn cần nguyên liệu tốt nhất: những chiếc lá được lựa chọn cẩn thận, lý tưởng nhất là từ một cây già hơn, ở độ cao lý tưởng, chỉ được hái vào mùa xuân trước khi những cơn mưa mùa hè ập đến.
Nếu bạn đã từng tham gia một chuyến tham quan xưởng làm rượu vang, bạn sẽ thường nghe nhắc đến tuổi của những cây nho. Đơn giản là khi cây già đi, nó cần nhiều nỗ lực hơn để tạo ra trái, và vì vậy trái được tạo ra có xu hướng hương vị đậm đà. Điều này cũng đúng với trà. Tại huyện Mạnh Hải ở miền nam Vân Nam, nơi tôi đã dành thời gian đến thăm trang trại của gia đình họ Lý, họ có một lô cây 40 tuổi và một bộ sưu tập nhỏ những cây được trồng cách đây 200 năm. Đường lên núi, họ phải hái liên tục, nhưng những cây cổ thụ, mặc dù phát triển chậm này chỉ cao chưa đến 3 mét — vẫn đủ cao để ông bà Li phải nhanh nhẹn trèo lên cành cao nhất.
Những chiếc lá tốt nhất là những chồi mới từ những cây trà nhiều tuổi, được hái trong khoảng thời gian một tháng vào mùa xuân sau khi nghỉ ngơi suốt mùa đông và trước khi trời mưa.
Các loại trà Phổ Nhĩ hiện đại sử dụng quy trình lên men 50 ngày để làm dịu hương vị. Phương pháp này thực sự hiệu quả nếu bạn đang thu hoạch trà từ những cây non hơn hoặc ít kén chọn hơn với những chiếc lá bạn hái. Nó giống như lão hóa một loại rượu rẻ tiền.
Chè sau khi được thu hoạch, rang sấy khô sẽ được vận chuyển đến các nhà máy để lên men hoặc bảo quản cho đến khi đóng thành từng viên gạch chặt và xuất đi.
Trà thường được ủ trong nhiều thập kỷ, làm dịu hương vị, thu hút sự chú ý và thời gian của bạn để thưởng thức khi trà được mở ra, rót hết lần này đến lần rót khác.
(lược dịch từ: Radii)