Không khó để mỗi gia đình tự làm một vài bông sen trà thưởng thức tại gia, xong thức trà được dùng hẳn sẽ ngon lành và thẩm mỹ hơn nếu ta có sự hướng dẫn cùng chút cẩn trọng trong cách làm. Dưỡi đây là những lỗi nhỏ mà người làm thường vấp phải và hướng dẫn thêm nhằm giúp người đọc có thể tự làm cho mình thức trà ngon lành.
Có thể coi trà Sen là một đặc trưng của Việt Nam, việc làm một vài bông Sen để thưởng thức tại gia không quá khó, xong tôi vẫn quan sát thấy những lỗi be bé trong việc ướp hương Sen cho trà của các trà nhân, nay tôi viết bài này xin chỉ ra một vài những lỗi đó và cũng hướng dẫn thêm nhằm giúp quý vị có thể tự làm được cho mình những ấm trà Sen mà thưởng thức tại gia trong cái mùa hè nóng bức này.
Cánh sen bị gẫy dập khi thực hiện việc lột cánh, việc này sẽ khiến cho bông sen bị khô héo mất tự nhiên khiến cho quá trình tỏa hương cũng bị ảnh hưởng.
Lượng trà được dùng quá nhiều, trà tràn ra khỏi không gian bên trong lớp cánh bé tạo lối cho hương thoát ra ngoài
…thậm chí trà còn tràn ra khỏi lớp cánh lớn, đây là điều tối kỵ.
Lót ngăn cách trà và đài là việc không cần thiết, nó ngăn cản trà hấp thụ hơi nước mang theo hương.
Để nguyên cuống hoa bị gãy giập cắm vào bình khiến cho việc trao đổi chất của sen bị ngăn trở
Cấu tạo của bông sen gồm bốn phần chính, được xếp từ trong ra ngoài bao gồm: đài, nhụy, cánh bé, cánh lớn. Giữa lớp cánh bé và đài, nhụy là không gian trống mà chúng ta sẽ dùng để đựng trà trong bông sen. Hương sen sẽ tỏa ra từ những hạt gạo sen của phần nhụy, đài và cánh hoa sẽ thoát hơi nước mang theo hương thơm của của mình, hơi nước cũng là chất dẫn nhập để hương thơm có thể thẩm thấu vào trà dễ dàng hơn.
Sau khi ta lựa được những bông sen mang về nhà, việc đầu tiên ta nhẹ nhàng lột từng cánh lớn, cánh ngoài lột trước, trong lột sau, cứ lần lượt như vậy
Từng cánh lột ra được xếp ngay ngắn theo thứ tự và tránh gây nhầu nát
…cho tới khi lớp cánh bé lộ ra
Ta nhẹ nhàng cho trà vào bên trong lớp cánh bé
Lượng trà vừa đủ lấp đầy không gian trống trong bông sen
Trà đã cho vào bên trong, nhìn độ mở của lớp cánh bé gần như không thay đổi
Trà đã cho vào, ta lại lần lượt vuốt lại các cánh lớn theo trình tự trong trước, ngoài sau. Chú ý thao tác tay, luồn ngón tay xuống dưới phần gập cánh sen …
… dựng cánh lên và đưa ngón cái vào, hai ngón trỏ và cái vuốt nhẹ lên từ hai mép
Hai nụ này, một đã ngậm trà, một chưa, nhưng nếu nhìn bằng mắt thường ta khó lòng nhận ra. Hãy làm như vậy!
Ngâm cuống hoa vào trong nước, dùng dao rọc giấy sắc, cắt vát cuống hoa, vết cắt phải thực hiện trong nước
Đây là vết cắt sau khi thực hiện xong
Ta mang bông sen đã cắt cuống cắm vào bình nước sạch, có thể là lọ hoa để trang trí trong nhà. Khi nào ta thấy Sen lỏng cánh, chuẩn bị nở là có thể lấy trà ra dùng
Nên chọn Sen vào cuối giờ chiều và chọn loại Sen hàm tiếu (mới xốp cánh, ước chừng sáng hôm sau sẽ nở), quý vị ướp trà để chơi dùng trong nhà nên cũng không cần quá khắt khe trong việc chọn Sen, xong nếu lấy cuối chiều thì sáng hôm sau ta có thể uống đầu giờ, như vậy thật tuyệt!.
Việc lấy trà ra khỏi Sen cũng nên cẩn trọng như việc cho trà vào Sen để không hỏng mất một bông hoa, sau khi lấy trà xong ta có thể cắm lại bông sen vào bình để trang trí, nếu công việc trên làm tốt thì bông Sen vẫn nở như bình thường.
Nếu dùng không hết, lấy giấy ăn để gói nụ sen-trà lại, để vào ngăn mát tủ lạnh (không bọc gì ngoài giấy ăn), như vậy trà sen có thể lưu giữ được hai tuần với chất lượng và thẩm mỹ tốt
“Làm trà Sen xổi”, Nguyễn Việt Bắc. Đăng trong bac.do ngày 31 tháng 5 năm 2015. Vui lòng không sao chép khi chưa có sự đồng ý từ tác giả.